Hỏi đáp về Dầu Dừa

Về Dầu Dừa

Tóm tắt những thắc mắc thường gặp về sản phẩm Dầu Dừa của Làm Đẹp Cùng Hà.

dau-dua-nguyen-chat-ldch

  1. 1. Dầu dừa của Hà có uống được không?
  2. Cách dùng dầu dừa cụ thể như thế nào?
  3. Dầu dừa của Hà có bỏ hương liệu không mà thơm như vậy?
  4. Tại sao dầu dừa của Hà màu vàng nhạt chứ không vàng sậm như dầu dừa của những shop bán dầu dừa thủ công khác?
  5. Da nhờn hay tóc nhờn có dùng dầu dừa được không?
  6. Dầu dừa khi đông lại có bị giảm chất lượng không?
  7. Có cần bảo quản dầu dừa trong tủ lạnh không? Dầu dừa của Hà có hạn sử dụng bao lâu?
  8. Tại sao tôi nghe nói dầu dừa nguyên chất để được đến 2-3 năm, mà dầu dừa của Hà chỉ được 9 tháng?
  9. Tại sao dùng dầu dừa một thời gian mà tóc vẫn rụng?
  10. Tôi thấy là tóc bị rụng nhiều khi đang mát xa da đầu với dầu dừa, như vậy có phải là dầu dừa làm rụng tóc?
  11. Dầu dừa vào mắt có sao không?
  12. Dầu dừa của Hà có an toàn cho phụ nữ mang thai không?
  13. Dầu dừa thủ công của Hà so với dầu dừa ép lạnh loại nào tốt hơn?
  14. Dầu dừa có trị rụng tóc hay trị gàu vĩnh viễn không?
  15. Dùng dầu dừa [trị rụng tóc, trị gàu…] áp dụng bao nhiên lần mỗi tuần?
  16. Có nên dùng dầu xả hòa chung với dầu dừa không?
  17. Dầu dừa có kích thích mọc tóc không?
  18. Dầu dừa có làm tăng lông tay, chân hay mặt không?
  19. Dùng dầu dừa có tác dụng phụ không?
  20. Dầu dừa có làm cho da bắt nắng không?
  21. Có thể dùng dầu dừa thay cho kem dưỡng da hay không?
  22. Tại sao có người nói là dầu dừa có hại cho sức khỏe? Có phải chất béo bão hòa trong dầu dừa là không tốt?
  23. Nếu dùng dầu dừa để uống thì nên uống lượng như thế nào mỗi ngày?
  24. Đun nóng dầu dừa có được không?
  25. Liệu khi đun nóng thì dầu dừa có chuyển thành dầu hydro hóa không?
  26. Tại sao để 2 chai dầu dừa cạnh nhau thì có một chai đông lại còn chai kia không bị đông?
  • dầu dừa của hà có uống được không?

    1. 1. Dầu dừa của Hà có uống được không?

    Được. Dầu dừa của Hà được thắng trực tiếp từ trái dừa khô nguyên trái, không hề trải qua việc tẩy rửa bằng hóa chất nên có thể hoàn toàn yên tâm dùng nấu ăn hoặc uống trực tiếp.
     
    Vì có thể dùng ăn uống được nên dầu dừa của Hà tuyệt đối an toàn để dưỡng da ạ.
     
    Các chị xem xác nhận mẫu dầu dừa của Hà đạt chuẩn An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm (viện Pasteur xác nhận) ở dưới đây ạ.
     
    Chú thích: Tổng số vi khuẩn hiếu khí trong dầu dừa của Hà thấp hơn 100 lần so với tiêu chuẩn cho phép (cho phép là dưới 1000, của Hà chỉ có 7). Các loại vi khuẩn Ecoli, coliform, nấm mốc, nấm men… đều không phát hiện.
     
  • cách dùng dầu dừa cụ thể như thế nào?

    2. Cách dùng dầu dừa cụ thể như thế nào?

    Các chị xem hướng dẫn cách dùng dầu dừa tại đây.

  • dầu dừa của hà có bỏ hương liệu không mà thơm như vậy?

    3. Dầu dừa của Hà có bỏ hương liệu không mà thơm như vậy?

    Tuyệt đối không. Mùi thơm dầu dừa của Hà là nhờ chọn dừa tốt kết hợp với kỹ thuật thắng dừa. Nếu mà hương liệu có thể làm ra mùi thơm như vậy thì có lẽ các công ty sản xuất dầu dừa ép lạnh đã sử dụng để tạo mùi cho dầu dừa của họ cả rồi ạ.

  • tại sao dầu dừa của hà màu vàng nhạt chứ không vàng sậm như dầu dừa của những shop bán dầu dừa thủ công khác?

    4. Tại sao dầu dừa của Hà màu vàng nhạt chứ không vàng sậm như dầu dừa của những shop bán dầu dừa thủ công khác?

    Tất cả là ở kinh nghiệm và kĩ thuật thắng dầu để dầu dừa có màu vàng thật nhạt nhưng mùi cũng phải thật thơm.
     
    Dầu dừa càng vàng thì chất lượng càng kém vì dùng nhiệt quá cao khiến dầu có mùi cháy khét. Đa số shop làm dầu dừa vàng là vì họ thiếu kinh nghiệm canh lửa, ngoài ra nấu càng lâu càng được nhiều dầu nên một số người để dầu rất vàng mới lấy ra.
     
    Với những mẻ dầu dừa đôi khi hơi vàng thôi nhưng Hà cũng phải đổ bỏ hoặc tặng miễn phí cho các bạn sinh viên. Hà luôn giữ những mẻ dầu chất lượng nhất để bán cho khách hàng (các chị có thể thấy dầu dừa của Hà chỉ có duy nhất 1 loại chứ  không có loại 2).
  • da nhờn hay tóc nhờn có dùng dầu dừa được không?

    5. Da nhờn hay tóc nhờn có dùng dầu dừa được không?

    Được, với điều kiện là dùng đúng cách.
     
    Với da nhờn: Các chị nên thoa một lớp thật mỏng dầu dừa lên da => mát xa 1-2 phút => dùng khăn giấy lau khô dầu dừa => rửa mặt thật kĩ với sữa rửa mặt (mẹo của Hà: rửa 2 lần, lần sau dùng ít sữa rửa mặt hơn lần đầu).
     
    Nếu mặt còn cảm giác nhờn rít hoặc bí da thì nguyên nhân là chưa rửa sạch dầu dừa trên da.
     
    Nhiều người nghĩ rằng da đã nhờn thì đâu cần phải thoa thêm dầu dừa nữa làm gì. Vấn đề ở đây là thoa dầu dừa không phải để bổ sung chất nhờn cho da. Vì dầu dừa có tính sát khuẩn cao, thoa dầu dừa là để diệt vi khuẩn gây mụn ở trên da, đồng thời vitamin E giúp cung cấp dinh dưỡng cho da, sau đó mới dùng sữa rửa mặt rửa sạch dầu dừa.
     
    Với tóc nhờn: thoa dầu dừa lên tóc (cả phần da đầu lẫn thân tóc)=> ủ 10-15 phút hoặc lâu hơn cũng được tùy điều kiện thời gian => gội đầu thật sạch với dầu gội đầu (Nên gội 2 lần để sạch hết dầu dừa). Ngoài ra vì trường hợp này là tóc nhờn nên làm thêm 1 bước nữa là [lấy 1/2 quả chanh hòa với 1 chén nước], dùng nước đó mát xa da đầu. Xong xả lại tóc với nước thường. Tóc sẽ vô cùng suôn mượt.
     
    Nhiều người từng thấy mẹ hoặc bà của mình thoa dầu dừa trên tóc rồi để nguyên cả ngày để dưỡng tóc, từ đó có ấn tượng xấu rằng dầu dừa làm cho tóc bết dính (chưa kể khi để lâu, dầu dừa bị oxy hóa có mùi rất khó chịu). Dùng dầu dừa như vậy là hoàn toàn sai cách. Cách làm đúng Hà đã nói ở trên đấy ạ.
  • dầu dừa khi đông lại có bị giảm chất lượng không?

    6. Dầu dừa khi đông lại có bị giảm chất lượng không?

    Tuyệt đối không. Dầu dừa có đặc tính là rất dễ đông (chỉ cần nhiệt độ thấp hơn 23 độ C là dầu dừa sẽ đông). Vì vậy ở các nước ôn đới thì hầu như dầu dừa đông đặc quanh năm. Chất lượng dầu dừa vẫn giống hệt khi ở dạng lỏng. Ngoài ra nếu nhiệt độ càng thấp thì dầu dừa càng bảo quản được lâu hơn so với ở nhiệt độ cao.

  • có cần bảo quản dầu dừa trong tủ lạnh không? dầu dừa của hà có hạn sử dụng bao lâu?

    7. Có cần bảo quản dầu dừa trong tủ lạnh không? Dầu dừa của Hà có hạn sử dụng bao lâu?

    Không cần. Dầu dừa của Hà có thể bảo quản 9 tháng ở nhiệt độ phòng như các loại dầu ăn thông thường mà không cần tủ lạnh.
     
    Tuy vậy nếu có tủ lạnh, chắc chắn dầu dừa sẽ giữ được chất lượng đến 2 năm hoặc hơn. Lưu ý là chỉ cần để ngăn mát thì dầu dừa đã đông đặc lại như sáp. Khi cần sử dụng, có thể lấy muỗng xúc ra tay hoặc dụng cụ đựng, dầu dừa sẽ tự tan chảy. [Quay lại mục lục]
     
    ** Dầu dừa kết tinh (đông đặc) như thế nào?
     
    Khi trời lạnh (từ 22 đến 25.5 độ C), dầu dừa sẽ kết tinh, bắt đầu là những hạt trắng như mỡ rồi đông lại như sáp. Điều này hoàn toàn không làm ảnh hưởng gì đến chất lượng. Khi sử dụng chỉ cần dùng muỗng xúc 1 ít ra tay thì dầu dừa tự tan chảy (nhiệt độ cơ thể là 37 độ), không cần phải cho dầu dừa vào lò vi sóng cho mất công ạ.
     
     
     
  • tại sao tôi nghe nói dầu dừa nguyên chất để được đến 2-3 năm, mà dầu dừa của hà chỉ được 9 tháng?

    8. Tại sao tôi nghe nói dầu dừa nguyên chất để được đến 2-3 năm, mà dầu dừa của Hà chỉ được 9 tháng?

    Nguyên tắc của Hà là luôn làm những gì mà Hà nghĩ là tốt nhất cho khách hàng của mình. Thời gian 9 tháng là thời hạn mà Hà cho rằng dầu dừa còn giữ được mùi thơm và chất lượng tốt.
     
    Những chỗ bán khác luôn muốn để thời hạn sử dụng dài đến 2-3 năm để sản phẩm của họ có thể tồn kho lâu. Trên thực tế dầu dừa mới sản xuất thì luôn tốt hơn dầu dừa đã sản xuất 1 năm, mặc dù hạn sử dụng vẫn còn đến 1 năm.
     
    Vì vậy khi mua dầu dừa của Hà, các chị có thể yên tâm là sản phẩm gần như là mới được làm chứ không có tồn kho lâu ngày.
  • tại sao dùng dầu dừa một thời gian mà tóc vẫn rụng?

    9. Tại sao dùng dầu dừa một thời gian mà tóc vẫn rụng?

    Tóc rụng do nhiều yếu tố, cả bên trong lẫn bên ngoài.
     
    – Bên ngoài: là do môi trường, nhiệt độ, hóa chất (uốn, ép, sấy, dầu gội), thói quen (dùng sai phương pháp hoặc liều lượng, cột siết tóc, chải tóc, nhổ tóc ), v.v.
     
    – Bên trong: là do sự thay đổi của nội tiết tố như phụ nữ sau khi sinh, do uống thuốc điều trị bệnh, chế độ dinh dưỡng, v.v.
     
    Nếu các chị dùng dầu dừa một thời gian mà tóc vẫn rụng thì lý do rất phổ biến là các chị đã thực hiện chưa đúng cách. Tóc là cấu trúc sừng chết, nếu chỉ thoa dầu dừa lên thân tóc thì chắc chắn tình trạng rụng không thể được cải thiện. Vì vậy các chị cần phải thoa dầu dừa lên da đầu (vùng chân tóc) và mát xa thật kĩ thì dầu dừa mới thấm sâu và nuôi dưỡng chân tóc được.
     
    Sau khi mátxa cần gội lại thật kĩ với dầu gội đầu cho sạch dầu dừa (nên gội 2 lần). Nếu gội không kĩ, dầu dừa còn đọng trên da đầu có thể gây ngứa và nhờn rít.
     
    Ngoài việc dùng đúng cách, đôi khi phải kiên trì nữa. Đáp ứng của dầu dừa với mỗi người là khác nhau, có người chỉ 1 tuần đã thấy hiệu quả, có người phải 4-6 tuần. Các chị nên cố gắng dùng hết 200ml trong lọ dầu dừa ạ.
     
    Khi nguyên nhân gây rụng tóc là các yếu tố bên ngoài, nếu dùng dầu dừa đúng cách sẽ cho kết quả nhanh và khả quan hơn so với rụng tóc do các yếu tố bên trong.
     
    Ngoài ra, do dầu dừa chứa chất chống oxi hóa toco-trienol có tác dụng cực mạnh nên trong nhiều trường hợp rụng tóc do các yếu tố bên trong, sử dụng dầu dừa vẫn có thể cải thiện tình trạng rụng tóc.
  • tôi thấy là tóc bị rụng nhiều khi đang mát xa da đầu với dầu dừa, như vậy có phải là dầu dừa làm rụng tóc?

    10. Tôi thấy là tóc bị rụng nhiều khi đang mát xa da đầu với dầu dừa, như vậy có phải là dầu dừa làm rụng tóc?

    Khi tóc đang yếu, chân tóc ốm nên chỉ cần có lực tác động nhỏ là tóc rất dễ bị rụng khỏi da đầu. Đó là lí do mà một vài chị cảm thấy khi mát xa da đầu với dầu dừa thì tóc có thể bị rụng nhiều hơn. Những sợi tóc yếu như vậy nếu không rụng hôm nay thì vài ngày sau cũng sẽ rụng, cho nên các chị cũng đừng quá buồn phiền.
     
    Hãy thoa dầu dừa lên da đầu nhẹ nhàng nhất có thể, và khi gội với dầu gội đầu cũng thật nhẹ nhàng. Sau một thời gian áp dụng, dầu dừa nuôi dưỡng chân tóc giúp tóc khỏe hơn , tình trạng rụng sẽ được cải thiện và tóc con sẽ mọc lên thay cho tóc cũ.
  • dầu dừa vào mắt có sao không?

    11. Dầu dừa vào mắt có sao không?

    Dầu dừa của Hà là nguyên chất và có tính sát khuẩn rất tốt nên vào mắt không sao cả (có thể mắt hơi khó chịu giống như nước vào mắt thôi).
     
    Theo kinh nghiệm của Hà thì dùng miếng bông tẩy trang thấm dầu dừa rồi chấm lên lông mi, chậm cho cả bầu mắt luôn và tán dưới bọng mắt lẫn đuôi mắt để giảm thâm mắt và giảm nếp nhăn. Các chị cũng có thể dùng tăm bông thay thế. Nếu dùng tay là dầu sẽ vào mắt ngay.
  • dầu dừa của hà có an toàn cho phụ nữ mang thai không?

    12. Dầu dừa của Hà có an toàn cho phụ nữ mang thai không?

    Dầu dừa của Hà là nguyên chất tuyệt đối nên rất an toàn cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Dầu dừa của Hà cũng đạt chuẩn An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm như đã nói rõ ở câu hỏi số 1.
     
    Theo kinh nghiệm dân gian, thoa dầu dừa hàng ngày (sau khi tắm) giúp hạn chế những vết rạn da. Vì thế các chị hãy yên tâm dùng bôi ngoài da hoặc uống vào cơ thể.
  • dầu dừa thủ công của hà so với dầu dừa ép lạnh loại nào tốt hơn?

    13. Dầu dừa thủ công của Hà so với dầu dừa ép lạnh loại nào tốt hơn?

    Trước đây dầu dừa gần như hoàn toàn được sản xuất thủ công dùng nhiệt. Đến khi phương Tây phát minh ra các phương pháp ép dầu, họ quảng cáo rằng dùng máy móc của họ thì dầu dừa sẽ có chất lượng cao hơn làm thủ công. Nhờ sức mạnh của truyền thông, đa số người tiêu dùng đã tin và xem điều này mặc nhiên là đúng.
     
    Tuy nhiên, rất nhiều nghiên cứu khoa học tiến hành tại các nước chuyên sản xuất dầu dừa như Phillipines, Sri Lanka, Ấn Độ, Malaysia… đã khẳng định: dầu dừa sản xuất thủ công (dùng nhiệt) có thành phần chất chống oxy hóa cao hơn hẳn so với dầu dừa ép lạnh. Chất chống oxy hóa là những chất giúp cơ thể chống lại gốc tự do, bệnh tật và sự lão hóa (Xem kết quả các nghiên cứu tại đây).
     
    Ngoài ra, dầu dừa của Hà còn có mùi thơm như kẹo hoàn toàn tự nhiên, đúng chất dầu dừa không thể lẫn vào đâu được nhờ kỹ thuật chọn dừa tốt và kinh nghiệm thắng dừa. Nếu chị nào nhà nấu kẹo dừa thì sẽ cảm nhận được mùi thơm như vậy (tuyệt đối không có hương liệu). Còn dầu dừa ép lạnh (dầu dừa trắng) thì không thể có mùi thơm như dầu dừa của Hà.
     
    Các chị có thể xem thêm đánh giá của một khách hàng nước ngoài về dầu dừa của Hà tại đây (khách hàng này đã dùng rất nhiều loại dầu dừa, kể cả những sản phẩm được dán nhãn Organic và chứng nhận của FDA).
     
    Chú thích: “Dầu dừa ép lạnh” là từ Hà dùng chung cho các loại dầu dừa sản xuất bằng công nghệ li tâm, enzyme hoặc ép nguội (không dùng nhiệt). Còn dầu dừa của Hà làm bằng phương pháp thủ công (dùng nhiệt).
  • dầu dừa có trị rụng tóc hay trị gàu vĩnh viễn không?

    14. Dầu dừa có trị rụng tóc hay trị gàu vĩnh viễn không?

    Mọi người rất dễ bị mê hoặc bởi 2 từ “vĩnh viễn”, vì vậy các công ty thường đánh vào tâm lí này để quảng cáo: trị mụn vĩnh viễn, trị nám vĩnh viễn, trị gàu vĩnh viễn v.v. Tuy nhiên theo các chị thì có gì là “vĩnh viễn” không ạ?
     
    Cơ thể chúng ta luôn thay đổi, tác động của môi trường cũng luôn thay đổi. Không có một sản phẩm nào giúp trị gàu vĩnh viễn, hay trị rụng tóc vĩnh viễn cả. Dầu dừa cũng không là ngoại lệ.
     
    Theo Hà câu hỏi “có vĩnh viễn không” nên thay bằng “dầu dừa có trị rụng tóc hay trị gàu hiệu quả không, an toàn không”. Dựa vào kinh nghiệm của bản thân và rất nhiều khách hàng, Hà có thể khẳng định dầu dừa rất hiệu quả. Anh xã của Hà bị gàu mãn tính, đã dùng vô số loại dầu gội trị gàu trên thị trường nhưng chỉ dầu dừa là có tác dụng. Lâu lâu anh lại đổi thử 1 loại dầu gội trị gàu khác cho tiện nhưng cứ dùng khoảng 1 tuần là gàu tăng và ngứa không chịu được, lại phải quay lại với dầu dừa.
  • dùng dầu dừa [trị rụng tóc, trị gàu…] áp dụng bao nhiên lần mỗi tuần?

    15. Dùng dầu dừa [trị rụng tóc, trị gàu…] áp dụng bao nhiên lần mỗi tuần?

    Nên sử dụng 3-4 lần mỗi tuần cho 3 tuần đầu tiên. Sau đó khi triệu chứng đã giảm, tóc được cải thiện thì duy trì 1-2 lần/tuần.
     
    Trị gàu hay trị rụng tóc là một quá trình thường xuyên liên tục (cũng như ăn no rồi đói, sau đó phải ăn tiếp), vì vậy nếu sử dụng dầu dừa thấy hiệu quả, các chị cần duy trì 1-2 lần/tuần như đã nói ở trên.
  • có nên dùng dầu xả hòa chung với dầu dừa không?

    16. Có nên dùng dầu xả hòa chung với dầu dừa không?

    Bản thân dầu xả đã có chất giữ ẩm nên không cần hòa chung với dầu dừa nữa vì có thể khiến tóc dễ bết dính sau khi gội.

  • dầu dừa có kích thích mọc tóc không?

    17. Dầu dừa có kích thích mọc tóc không?

    Có. Sử dụng một thời gian các chị sẽ thấy những sợi tóc con nhô lên trên đỉnh đầu, sẽ có cảm giác tóc dày hơn.
     
    Ngoài ra, nếu muốn tăng thêm hiệu quả thì các chị hãy lấy vỏ bưởi nấu lên gội đầu 1-2 lần/tuần (có thể thêm bồ kết trái vào nếu có, không có bồ kết thì nấu vỏ bưởi thôi cũng được), luân phiên với dầu dừa. Kết quả sẽ nhanh hơn nhiều đấy.
  • dầu dừa có làm tăng lông tay, chân hay mặt không?

    18. Dầu dừa có làm tăng lông tay, chân hay mặt không?

    Tùy vào cơ địa của từng người, có người dùng dầu dừa cho cơ thể và mặt trong thời gian dài không cảm thấy “lông lá” gì cả, nhưng cũng có người thấy “violong” có vẻ “tươi tốt” hơn. Chỉ việc ngưng sử dụng dầu dừa một thời gian thì violong sẽ trở lại như bình thường thôi ạ.

  • dùng dầu dừa có tác dụng phụ không?

    19. Dùng dầu dừa có tác dụng phụ không?

    Nếu dùng dầu dừa cho da, một số ít trường hợp có thể xuất hiện mẩn đỏ hoặc cảm giác hơi ngứa. Điều này là do cơ địa của mỗi người. Cũng có trường hợp dùng dầu dừa dưỡng da cơ thể thì hợp nhưng dùng cho da mặt lại không hợp (hoặc ngược lại), vì da mặt và da cơ thể cũng có sự khác biệt.
     
    Nếu dùng dầu dừa để uống, vì tác dụng diệt khuẩn và kháng virus của dầu dừa nên có thể (có thể thôi) gây ra chứng tiêu chảy tạm thời. Vài ngày sau sẽ tự hết.
     
    Khi dùng dầu dừa trị bệnh chàm, trong tuần đầu tiên có thể thấy triệu chứng khô, rát và bệnh có vẻ nặng hơn. Tuy nhiên sau một tuần, da sẽ tự bong tróc hết vảy và tình trạng bệnh sẽ được cải thiện có thể đến 80%.
  • dầu dừa có làm cho da bắt nắng không?

    20. Dầu dừa có làm cho da bắt nắng không?

    Dầu dừa không làm mỏng da nên không làm cho da bắt nắng.

  • có thể dùng dầu dừa thay cho kem dưỡng da hay không?

    21. Có thể dùng dầu dừa thay cho kem dưỡng da hay không?

     

    Dầu dừa có tác dụng dưỡng ẩm, giảm vết nhăn, trẻ hóa làn da, với một số người dầu dừa có thể làm giảm vết nám và làm trắng da. Vì vậy các chị cứ dùng thử trên da, nếu không cảm thấy bị kích ứng với dầu dừa thì có thể dùng thay kem dưỡng da.

  • tại sao có người nói là dầu dừa có hại cho sức khỏe? có phải chất béo bão hòa trong dầu dừa là không tốt?

    22. Tại sao có người nói là dầu dừa có hại cho sức khỏe? Có phải chất béo bão hòa trong dầu dừa là không tốt?

    Đây có thể là một trong những hiểu lầm lớn gây ra bởi mục đích kinh tế và thương mại. 

  • nếu dùng dầu dừa để uống thì nên uống lượng như thế nào mỗi ngày?

    23. Nếu dùng dầu dừa để uống thì nên uống lượng như thế nào mỗi ngày?

    Tùy vào mục đích uống dầu dừa để trị bệnh gì mà các chị có liệu trình và cách uống cụ thể.
     
    Ích lợi của dầu dừa chính là nhờ các axit béo chuỗi trung bình (CTB) có trong dầu dừa. Các axit béo này cũng có nhiều trong sữa mẹ. Một cách tương đối, người lớn có thể dùng khoảng 3 muỗng canh dầu dừa mỗi ngày (tương đương với lượng axit béo CTB mà trẻ sơ sinh nhận từ sữa mẹ). Tuy nhiên với những người chưa quen với dầu dừa thì nên bắt đầu dùng khoảng 1 muỗng canh mỗi ngày (20 ml) rồi tăng dần lên.
  • đun nóng dầu dừa có được không?

    24. Đun nóng dầu dừa có được không?

    Được. Dầu dừa là một trong số ít loại dầu thực vật rất bền với nhiệt và rất an toàn cho việc nấu nướng.

  • liệu khi đun nóng thì dầu dừa có chuyển thành dầu hydro hóa không?

    25. Liệu khi đun nóng thì dầu dừa có chuyển thành dầu hydro hóa không?

    Không. Phản ứng hydro hóa không xảy ra khi đun nóng dầu dừa. Phản ứng này chỉ xảy ra trong quy trình công nghiệp để làm cho dầu dừa luôn ở thể rắn ở nhiệt độ bình thường. Hoạt động hydro hóa sẽ làm cho dầu dừa biến chất và sản sinh nhiều chất béo chuyển hóa có hại cho sức khỏe.

  • tại sao để 2 chai dầu dừa cạnh nhau thì có một chai đông lại còn chai kia không bị đông?

    26. Tại sao để 2 chai dầu dừa cạnh nhau thì có một chai đông lại còn chai kia không bị đông?

     
    Đây là hiện tượng bình thường (lưu ý: chỉ xảy ra khi nhiệt độ từ 22 đến 25 độC). Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng nhiệt độ đông đặc của dầu dừa dao động từ 22-25.5 độ C (chênh lệch 3.5 độ), chứ không phải cố định như nước là 0 độ C. Tại sao lại như vậy?
     
    Trong dầu dừa chứa đến 10 loại axit béo, mỗi loại có nhiệt độ kết tinh khác nhau. Tùy theo tỉ lệ các axit béo trong chai dầu dừa mà nhiệt độ đông đặc của dầu dừa trong chai sẽ khác nhau. Vì dầu dừa của Hà làm thủ công, chia làm nhiều đợt nhỏ nên thành phần trong mỗi chai sẽ khác nhau chút ít. Vì vậy trong khoảng từ 22 đến 25 độ thì sẽ có chai đông đặc trước, có chai đông sau. Còn dưới 20 độ C thì mọi chai dầu dừa thật đều đông đặc (nếu dưới 20 độ mà vẫn không đông lại thì có thể là dầu dừa đã bị hydro hóa, hoặc không phải là dầu dừa).
     
    Không chỉ riêng dầu dừa, tất cả các loại dầu thực vật (dầu oliu, dầu bắp…) và mỡ động vật đều có đặc tính chung như vậy (nhiệt độ đông đặc nằm trong 1 khoảng biên độ nào đó). Các chị có thể để ý hai dĩa nước kho thịt thường là có dĩa đông trước, dĩa đông sau phải không ạ?
     
    Iu các chị, xx

Sản phẩm của hà

Để lại bình luận
(0) bình luận cho
Về Hà - Liên Hệ

Hà quê ở đâu, bao nhiêu tuổi, cuộc sống cá nhân như thế nào, tại sao Hà lập website này, liên hệ với Hà như thế nào...

Đăng ký nhận bản tin khuyến mãi
  • NAM
  • NỮ
Kết bạn với hà trên facebook