Hỏi Đáp về Dầu Gội Bưởi Thảo Mộc của Làm Đẹp Cùng Hà

Về Dầu Gội Bưởi Thảo Mộc

Hà liệt kê những câu hỏi thường gặp về sản phẩm Dầu Gội Bưởi Thảo Mộc mà khách hàng thường xuyên gửi về Làm Đẹp Cùng Hà.

dầu gội bưởi thảo mộc trị rụng tóc làm đẹp cùng hà

Mục Lục (Nhấn trực tiếp vào câu hỏi để đi nhanh đến câu trả lời ạ).

  • Tại sao Dầu Gội Bưởi Thảo Mộc thiên nhiên của Làm Đẹp Cùng Hà lại ít bọt?

    1. Tại sao Dầu Gội Bưởi Thảo Mộc của Hà lại ít bọt?

    Bởi vì Hà không dùng chất tạo bọt hóa học SLS cho sản phẩm của mình.

    SLS là chất tạo bọt thường dùng trong các sản phẩm tẩy rửa trên thị trường, đã rất lâu đời và giá lại rẻ.

    Giải thích về SLS: là viết tắt của Sodium Lauryl Sulfate & các chất họ hàng của nó, ví dụ SLES (Sodium Laureth Sulfate), hay ALS (Amonium Lauryl Sulfate). Đây là chất có tác dụng tạo bọt, tẩy rửa và là chất có tỉ lệ thành phần cao thứ hai (chỉ sau aqua – nước) trong hầu hết các sản phẩm dầu gội, sữa tắm, sữa rửa mặt, kem đánh răng, nước rửa tay, bọt cạo râu… (cả dạng gel và dạng tạo bọt). Tức là tỉ lệ SLS trong các loại mỹ phẩm thường chiếm tỉ trọng lớn so với các thành phần khác.

    Tác hại: SLS được thừa nhận có thể gây bào mòn da, khô da, khô và xơ tóc, kích ứng da,  nổi mụn, gây rát mắt nếu vào mắt… Tuy nhiên nó vẫn được rất nhiều thương hiệu mỹ phẩm trên thế giới (bình dân cũng có, mà cao cấp cũng có) sử dụng rộng rãi vì có giá rẻ, ổn định trong rất nhiều công thức từ cả trăm năm nay, và hợp pháp.

    Nếu SLS có hại thì tại sao các công ty vẫn dùng? Thứ nhất là nó không bị cấm. Thứ hai là  nó rẻ. Giá cả trên thị trường (có nhiều đối thủ cạnh tranh) thì đã được định sẵn rồi nên nếu dùng nguyên liệu giá cao hơn thì lợi nhuận sẽ giảm. Lưu ý là SLS chiếm tỉ trọng cao trong thành phần ạ. Thứ ba là khi thay SLS thì sẽ phải thay nhiều chất đi kèm và mất nhiều thời gian test độ ổn định (thêm chi phí, thời gian). Thứ tư, hầu hết khách hàng có ai quan tâm đến thành phần sản phẩm là gì đâu, chất nào mà chẳng như nhau. Thứ năm, lý lẽ của nhà sản xuất là “với tỉ lệ vừa phải thì sẽ không gây hại”, nghe cũng rất có lý. Tuy nhiên vì nó có tỉ trọng lớn trong hầu hết sản phẩm & dùng hàng ngày do đó các chị sẽ tiếp xúc với bạn SLS này nhiều đấy. Và tại sao thay vì chịu những rủi ro do SLS thì chỉ cần đơn giản là chọn sản phẩm không SLS cho đời thanh thản chứ ạ!

    Cách kiểm tra SLS trong thành phần: nếu có các tên Sodium Lauryl Sulfate, Sodium Laureth Sulfate, Amonium Lauryl Sulfate (hay các tên tương tự)  tức là sản phẩm đó có chứa SLS.

    Hà đã thử nghiệm dầu gội của mình khi có SLS và khi không SLS. Phiên bản có SLS thì dầu gội tạo bọt rất nhiều. Còn với phiên bản dầu gội không SLS thì bọt rất ít, thoa lên tóc gội mãi vẫn chẳng thấy bọt đâu cả.

    Thời gian sau Hà đưa được Decyl Glucoside (là chất tạo bọt chiết xuất từ dầu dừa, có giá mắc 3-4 lần SLS) và Cocamidopropyl Bentaine (chất tạo bọt mịn lành tính chiết xuất từ dầu cọ) để thay cho SLS.

    Mặc dù vậy, khả năng tạo bọt của cả hai hợp chất trên vẫn rất thấp so với SLS (có thể chỉ bằng ¼ ) nên dầu gội của Hà khá ít bọt.

  • Dầu gội Bưởi Thảo Mộc ít bọt thì có đủ khả năng làm sạch được tóc và da đầu không?

    2. Dầu gội Bưởi Thảo Mộc ít bọt thì có đủ khả năng làm sạch được tóc và da đầu không?

    Không phải nhiều bọt là khả năng làm sạch sẽ tốt hơn là ít bọt. "Bọt"chẳng qua là cảm giác sử dụng trên tay, chứ không quyết định độ làm sạch nhiều hay ít của sản phẩm ạ.

    Ở đây Hà đưa enzym làm sạch chiết xuất từ quả Bồ Hòn vào dầu gội để gia tăng khả năng làm sạch an toàn cho tóc và da đầu một cách thiên nhiên và an toàn.

    Bồ Hòn là một loại quả được ngâm để lấy enzym. Enzym này dùng tất tần tật từ chăm sóc cá nhân đến nhà cửa mà dân gian từ lâu sử dụng, như gội đầu, rửa mặt, tẩy tế bào chết, hay rửa chén, lau nhà, giặt giũ…. Người thành thị chắc không rành lắm về Bồ Hòn đâu, bởi sự thống trị của các chất tẩy rửa công nghiệp. Gần đây Bồ Hòn mới được nhắc lại và phổ biến trong các hội nhóm thiên về sống xanh và thuận tự nhiên.

    Bồ Hòn làm sạch vừa phải chứ không làm sạch kiểu kin kít, nên da tay da đầu sẽ không bị kích ứng, khô nẻ hay bong tróc khi sử dụng Bồ Hòn.

    Chị nào không quen sẽ tưởng gội không sạch. Không sao cả, đây là cảm quan bình thường ạ. Các chị có thể thoa hai lần, một phần dầu gội thoa vào da đầu và xoa đều, một phần tập trung vào thân và ngọn tóc để vò nhẹ. Chỉ cần phân tán đều dầu gội là tóc sẽ sạch ạ.

    Dù vậy, cũng lại có nhìu người rất thích cái chất bọt li ti mà rất nhẹ của Bưởi Thảo Mộc.

  • Dầu gội Bưởi Thảo Mộc dùng bao lâu thì tóc hết rụng?

    3. Dầu gội Bưởi Thảo Mộc dùng bao lâu thì tóc hết rụng?

    Tùy theo tình trạng rụng tóc của mỗi người là do nguyên nhân gì, thì hiệu quả cũng khác nhau ạ.

    Nếu rụng tóc do dùng sai dầu gội, do kích ứng với hóa chất trong dầu gội...  thì dầu gội Bưởi Thảo Mộc của Hà giải quyết rất tốt tình trạng rụng tóc do nguyên nhân này. Các chị sẽ thấy tóc giảm rụng ngay sau vài lần gội. 

    Nếu rụng tóc do nội tiết (mang bầu, sau sinh, do thận, do thiếu máu, uống thuốc trị bệnh...) thì dầu gội Bưởi của Hà sẽ hạn chế tình trạng rụng nhiều thêm, chứ không giải quyết triệt để. Các chị cần giải quyết vến đề nội tiết bên trong thì tình trạng rụng mới đỡ hẳn ạ. 

  • Có nên dùng dầu gội Bưởi Thảo Mộc của Hà cùng lúc với dầu gội khác?

    4. Có nên dùng dầu gội Bưởi Thảo Mộc của Hà cùng lúc với dầu gội khác?

    Hà không khuyến khích các chị dùng dầu gội Bưởi Thảo Mộc cùng lúc với dầu gội của hãng khác ạ. Bởi dầu gội của Hà không chứa Silicone.

    Silicone là các chất polymer tổng hợp có độ nhớt và dẻo, có tác dụng giữ ẩm, làm mềm nên được sử dụng trong rất nhiều sản phẩm chăm sóc tóc (dầu gội, dầu xả) và cả chăm sóc da.

    Nhờ silicone mà nhiều loại dầu gội, dầu xả cho cảm giác tóc bóng mượt ngay lập tức. Đây là cảm giác “giả” do silicone bám vào sợi tóc, chứ không phải là tóc đã được khôi phục một cách thần kì đâu ạ. Tất nhiên nếu chị nào cần ‘chữa cháy’ tóc ngay vì sắp có buổi tiệc thì đây là ưu điểm của dầu gội chứa silicone. Còn nếu sử dụng lâu dài thì silicone sẽ tích tụ theo thời gian, cảm giác đặc trưng là tóc sẽ rất nặng, nhờn, dễ bám bẩn, dễ rụng, và nhiều khả năng bị ngứa da đầu nữa.

    * Cách nhận biết sản phẩm có chứa Silicone:

    Đa số thành phần có đuôi là “thicone”, “thiconol”, “siloxane”, “silane” chính là silicone. Ví dụ Dimethicone, Cyclomethicone, Amodimethicone, Polymethylsiloxane, PDMS….

    Nếu nghi ngờ tóc mình bị gây hại do dầu gội có chứa silicone, các chị thử chuyển sang một loại dầu gội khác không chứa silicone một thời gian sẽ thấy sự khác biệt ạ.

    Khi dùng dầu gội Bưởi Thảo Mộc của Hà cùng lúc với sản phẩm dầu gội chứa silicone khác, thì tóc các chị sẽ bị "rối loạn" về độ phủ silicone. Lúc ấy thì các chị sẽ khó thấy ra được hiệu quả của từng loại dầu gội ạ.

Sản phẩm của hà

Để lại bình luận
(0) bình luận cho
Về Hà - Liên Hệ

Hà quê ở đâu, bao nhiêu tuổi, cuộc sống cá nhân như thế nào, tại sao Hà lập website này, liên hệ với Hà như thế nào...

Đăng ký nhận bản tin khuyến mãi
  • NAM
  • NỮ
Kết bạn với hà trên facebook